Hiện tại, việc điều trị răng thưa đã trở nên đơn giản hơn nhờ nhiều biện pháp khác nhau. Có thể kể đến như trám răng, bọc răng sứ,… Bên cạnh những phương pháp kể trên, chắc chắn nhiều người trong số chúng ta đặt câu hỏi về khả năng giảm thưa răng của việc niềng răng thẩm mỹ. Để biết răng cửa thưa có niềng được không, hãy tiếp tục với những nội dung trồng răng thẩm mỹ dưới đây nhé.

Có nên niềng răng thưa không-1

Có nên niềng răng thưa không?


Như đã nói, răng thưa gây ra nhiều khó khăn với khổ chủ và bạn nên khắc phục tình trạng này sớm chứ không nên để nó kéo dài. Bằng cách thực hiện phương pháp niềng răng thưa, khuyết điểm của bạn được khắc phục nhanh chóng. 


Niềng răng thưa là phương pháp chỉnh nha nhờ tạo lực kéo tác động lên răng bằng các khí cụ nha khoa. Từ đó giúp đưa răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Khách hàng sẽ phải sử dụng một khung niềng (bằng kim loại, sứ hoặc nhựa) trong một khoảng thời gian tương đối dài để đưa các răng về vị trí chuẩn xác nhất, có được hàm răng đều đẹp.


Niềng răng thưa thực hiện theo một liệu trình thích hợp tùy thuộc vào tình trạng khuyết điểm của khách hàng như thế nào. Theo đó mà thời gian và phương pháp điều trị của mỗi người khác nhau Khay niềng răng được thiết kế chuyên dụng phù hợp với cấu trúc xương quai hàm của từng người cũng như đặc điểm của khuyết điểm. 

Có nên niềng răng thưa không-2

Quy trình niềng răng thưa tại nha khoa


Quy trình niềng răng thưa được rất nhiều trung tâm nha khoa áp dụng thực hiện để giúp hàm răng của khách hàng trở nên đều và thẳng hàng hơn, không còn hiện tượng thưa thớt. Phương pháp này được thực hiện với quy trình như sau:


Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của khách hàng sau đó đưa ra giải pháp niềng răng thưa tốt nhất để khắc phục tình trạng hiện tại.


Bước 2: Chụp phim để bác sĩ có thể nhận diện được cấu trúc xương hàm, xương răng, chân răng và đưa ra những chỉ định chính xác cho tình trạng của khách hàng. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bạn có nên nhổ răng hay không.


Bước 3: Tiến hành lấy dấu răng để thiết kế bộ mắc cài chuẩn xác đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp cho hiệu quả cao khi điều trị.


Bước 4: Bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng sau đó tiến hành gắn mắc cài lên từng chiếc răng. Điều chỉnh lực kéo vừa đủ để níu dần răng về đúng vị trí theo phác đồ điều trị đã quy định sẵn.


Bước 5: Trong quá trình thực hiện niềng răng thưa các bạn phải thường xuyên đến điều chỉnh lại mắc cài cho phù hợp với tình trạng răng. Thông thường từ 2 – 4 tuần đi kiểm tra lại.


Bước 6: Trong quá trình thăm khám định kỳ nếu bác sĩ thấy tình trạng hàm răng của bạn đã về đúng vị trí theo quy định tiến hành tháo mắc cài cho bạn.


Quy trình niềng răng thưa giúp bạn có thể khắc phục những khuyết điểm đang tồn tại. Lựa chọn một cơ sở tốt giúp bạn đạt được hiệu quả mong đợi. Hãy liên hệ về trung tâm nha khoa để được tư vấn miễn phí mọi thông tin về dịch vụ khi bạn có nhu cầu thực hiện.

 
Top