Hàm duy trì tháo lắp là gì? và phải tháo lắp ra sao là phù hợp nhất? Vấn đề này được nhiều người quan tâm đến. Tham khảo thông tin ở bài viết dưới đây. niềng răng thưa - được đánh giá là giải pháp khắc phục tình trạng răng thưa mang lại hàm răng đều và đẹp như mong muốn.

Hàm duy trì tháo lắp là gì?

Hàm duy trì tháo lắp là khí cụ nha khoa được dùng để thay thế các mắc cài niềng răng sau khi răng đã di chuyển về vị trí mong muốn, khớp cắn của bạn đã được điều chỉnh chuẩn xác.
Là một khí cụ quan trọng không thể thiếu khi bạn niềng răng mắc cài, hàm duy trì tháo lắp được cấu tạo phù hợp với từng hàm răng của bệnh nhân. Một số loại vô cùng kín đáo, khi bạn giao tiếp sẽ không bị lộ ra ngoài. Vậy tại sao sau khi niềng răng lại phải đeo hàm duy trì? Cùng tìm hiểu thêm qua phần tiếp theo nhé.
Hàm duy trì tháo lắp là gì?
Hàm duy trì tháo lắp là gì?

Tại sao phải đeo hàm duy trì tháo lắp sau niềng răng?

Sau khi kết quả niềng răng đã được như mong muốn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo các hàm duy trì. Nếu mắc cài có trách nhiệm tác động lực kéo đẻ đưa răng về vị trí mong muốn mà bác sĩ đã vạch ra trên pháp đồ điều trị từ trước thì hàm duy trì tháo lắp có nhiệm vụ ổn định lại những chiếc răng đã được di chuyển ấy.
Răng sau khi được di chuyển chưa quen với vị trí mới, chưa ổn định và vững chắc. Nướu và xương hàm chưa thích nghi được sự thay đổi này. Nếu không đeo hàm duy trì tháo lắp các răng sẽ dễ dàng bị xô lệch vè vị trí cũ hoặc chen chúc, xô đẩy không có quy luật. Coi nhưng thời gian niềng răng vừa qua của bệnh nhân là vô ích.
Chính bởi những lý do này mà hàm duy trì tháo lắp được chỉ định để ổn định răng, giúp răng thật sự vững chắc khi ở vị trí mới, giúp nướu và xương hàm có thể làm quen được với sự thay đổi. Sau khoảng thời gian nhất định bạn sẽ hoàn thành quá trình chỉnh nha và được tháo bỏ hàm duy trì

Đeo hàm duy trì tháo lắp trong bao lâu?

Hàm duy trì tháo lắp có vai trò quan trọng không kém gì mắc cài. Vì vậy bạn cần nghiêm túc thực hiện theo những khuyến cáo của bác sĩ. Mặc dù hàm có thể tháo ra lắp vào, nhưng không phải vì thế mà bạn quá lạm dụng. Chỉ nên tháo ra khi vệ sinh răng miệng và khi ăn uống thôi bạn nhé.
Lưu ý thời gian đeo hàm duy trì tháo lắp không được ít hơn 20h/ ngày trong những ngày đầu. Về sau khoảng thời gian này có thể được giảm bớt.
Đeo hàm duy trì tháo lắp trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng xương và nướu của bạn lúc này như thế nào. Thông thường sau khoảng từ 3-4 tuần bạn sẽ được tháo bỏ hàm duy trì và hoàn thành quá trình chỉnh nha.

Lưu ý khi đeo hàm duy trì tháo lắp

Trong thời gian đeo hàm duy trì tháo lắp, bạn lưu ý cần thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, đeo hàm đủ lượng thời gian quy định nhất là thời gian đầu tiên tránh tình trạng răng xô lệch trở lại
Việc vệ sinh răng miệng cũng cần thực hiện kỹ càng, bởi nếu đeo khí cụ khi ăn uống thức ăn sẽ rất dễ bám dính vào khí cụ và răng dễ nảy sinh các bệnh lý răng miệng. Chải răng ngày 2-3 lần và súc miệng nước muối hàng ngày là việc bạn nên làm
Thêm vào đó khi đeo hàm duy trì tháo lắp, bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vì trong thời gian này bác sĩ cần theo dõi thường xuyên tình trạng răng và nướu của bạn tiến triển ra sao và khắc phục được những phát sinh ngoài ý muốn.
TG: Trang
 
Top