Ê răng khi niềng răng là tình trạng thường gặp, dù ở giai đoạn nào của quá trình niềng răng đều có thể cảm nhận được. Xác định được nguyên nhân sẽ là cách để bạn phòng ngừa và giảm ê răng hiệu quả nhất.

Nguyên nhân ê răng khi niềng răng

Thực tế, các răng di chuyển tạo ra sự thay đổi với xương hàm và răng, cũng chính là sự thay đổi về cấu trúc khuôn hàm. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến cảm giác khi răng và xương trải qua biến động, những kích ứng đối với cơ thể là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, những kích ứng này chỉ ở mức độ nhẹ, có thể gây khó chịu cho người bệnh trong những ngày đầu, hoặc vài tuần đầu khi đeo mắc cài. 
Nắm rõ nguyên nhân gây ê răng khi niềng răng-1
Ê răng khi niềng răng là tình trạng thường gặp*
Nguyên nhân ê răng khi niềng răng là do răng và xương hàm chưa quen với sự di chuyển, thay đổi vị trí. Khi có tác động của lực siết khiến cảm giác này rõ rệt hơn, và đây gần như là tình trạng chung của nhiều người. 

Ngoài ra, một số người còn có thể gặp vấn đề với những loại mắc cài do những tình huống khẩn cấp gây ra, như sự kích ứng của mắc cài với môi và má. Khi đã thích ứng được với sự di chuyển của răng, người bệnh sẽ không còn thấy đau nhức và khó chịu nữa. Trong một số trường hợp, cảm giác ê răng này sẽ kéo dài hơn do nên răng và xương hàm không khỏe mạnh. 

Khắc phục tình trạng ê răng khi niềng răng

Trong thời gian đầu mới đeo mắc cài hoặc sau khi bác sĩ điều chỉnh lực siết của mắc cài định kỳ. Người bệnh sẽ cảm nhận cảm giác ê răng khi niềng răng nhiều hơn, nếu muốn giảm cảm giác này, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

- Chườm đá lạnh: Đá lạnh có thể giảm ê buốt nhanh chóng. Mỗi lần cảm thấy ê nhức răng, bạn có thể đặt túi chườm đá vào vị trí bị đau. Hơi lạnh sẽ ngay lập tức làm dịu đi các cơn đau khó chịu của bạn. 
Nắm rõ nguyên nhân gây ê răng khi niềng răng-2
Ê răng xảy ra khi mới gắn mắc cài lần đầu*
- Súc miệng bằng nước muối: Khi niềng răng bạn có thể sẽ bị các vết loét, nhiệt trên má, lợi do bị cọ xát với mắc cài. Trong trường hợp này, thì bạn có thể giảm đau bằng cách súc miệng với nước muối ấm hoặc các thương hiệu nước súc miệng chuyên dùng nhằm sát khuẩn vết thương cũng như tăng cường khả năng sát trùng cho răng.

- Dùng sáp bôi trơn: Thông thường, ở thời gian đầu, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng sáp bôi trơn để giảm lực ma sát giữa mắc cài và môi má. Điều này cũng giúp tránh được những tổn thương không mong muốn và các cơn ê răng khi niềng răng hiệu quả.

Những cách giảm ê răng ở trên mặc dù có hiệu quả nhưng chỉ là tạm thời. Nếu nhận thấy cơn đau buốt không thuyên giảm và ngày càng kéo dài, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và khắc phục.

Ngavvt
 
Top