Sâu răng sữa là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhưng lại ít được người lớn để ý tới. Trên thực tế, đây là một bệnh nguy hiểm mà trẻ cần được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh.

Nguyên nhân răng sữa bị sâu là gì?

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại. Nhưng thực tế, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi, và tương đối khít vào nhau. Nếu không chải răng đều đặn, trên răng bé rất dễ xuất hiện mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng. Khi nào có thể bọc răng sứ nguyên hàm hiệu quả?

 Làm gì khi răng sữa bị sâu

Một số nguyên nhân khiến răng sữa bị sâu có thể kể đến như:

- Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên vi khuẩn dễ tấn công. Nếu mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của trẻ cũng yếu. 

- Thói quen sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,…khiến răng hình thành mảng bám nhanh chóng. Khi các mảng bám này không được loại bỏ sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ phát triển.

- Ngoài ra, một số nguyên nhân như bú bình, mút ngón tay,…cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa. 

Khi trẻ bị sâu răng, dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn đi chăng nữa thì cha mẹ cần phải đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và điều trị. Không nên tự ý điều trị ở nhà, nhất là trường hợp răng sữa bị sâu, vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn. 

Làm gì khi răng sữa bị sâu?

Chính vì ý thức chủ quan của phụ huynh nên nhiều trẻ rụng răng từ rất sớm. Làm gì khi răng sữa bị sâu có lẽ là điều mà nhiều người cần phải quan tâm khi không may con em mình bị sâu răng rất sớm.

Răng sữa của trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Để trẻ không phải mất răng sớm, chúng ta cần chú ý phòng bệnh cho trẻ. Nếu răng sữa bị sâu, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị.

Trong trường hợp mới phát hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết phần răng sâu và trám răng để ngăn không cho các vết sâu lây lan. Nếu bạn không muốn trẻ phải rụng răng quá sớm thì hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ thật tốt.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, đáng răng cho trẻ trước khi đi ngủ, nếu trẻ còn quá nhỏ chưa sử dụng bàn chải đánh răng được thì có thể dùng gạc vải để vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Khi răng sữa bị sâu không nên vội vàng nhổ đi, hãy đến nha khoa để thăm khám tình trạng răng sâu đến đâu. Đối với những chiếc răng sâu quá lớn thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để giữ lại răng, chờ đến tuổi thay, chờ mầm răng cố định hoàn thiện. Nhổ răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe và cách phát âm của trẻ. 

Các bà mẹ cũng cần chú ý trong quá trình mang thai nên bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể. Phải biết phòng bệnh hơn chữa bệnh, không nên chủ quan làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bài viết được trích nguồn tại: https://nguyenthilien11456.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt
 
Top