Sâu răng có mủ là một dấu hiệu thường xuyên của các bệnh lý răng miệng. Khi chân răng chảy mủ âm ỉ sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng đi kèm. Và khi có xuất hiện thêm hiện tượng chảy máu chân răng chứng tỏ bệnh lý răng miệng đã bước vào giai đoạn nguy hiểm và cần phải chữa trị gấp. Nếu không để về lâu dài sẽ gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng và gây mất răng.Vậy nguyên nhân răng sâu có mủ là gì và cách chữa trị như thế nào? tẩy trắng răng sâu có được không?



Nguyên nhân răng sâu có mủ
Tình trạng sâu răng có mủ

Nguyên nhân răng sâu có mủ

Những phần mô xung quanh răng, chân răng, tủy và xương răng đều có thể là một nguyên nhân làm răng sâu có mủ. Chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn tấn công và mảng bám trên bề mặt răng gây xuất hiện những lỗ li ti. Để lâu và không điều trị sẽ dần xuất hiện những tổn thương như làm viêm tủy, chóp răng bị ảnh hưởng do vi khuẩn tấn công ăn sâu xuống xương ổ răng và lây lan đến nướu.

Biểu hiện của răng sâu có mủ:

- Nướu bị sưng đỏ không còn màu hồng và rắn chắc như lúc thường.

- Nướu dễ chảy máu và nhất là khi có lực tác động như đánh răng, ăn thức ăn cứng.

- Dễ nhạy cảm với những thức ăn nóng, lạnh hoặc chua, ngọt.

- Xuất hiện túi mủ khi ấn vào thấy đau và có dịch mủ chảy ra.

Bệnh thường phát triển âm thầm nên người bệnh chủ quan và không tiến hành điều trị ngay. Đến lúc bệnh chuyển biến xấu thì chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.


Răng sâu có mủ điều trị như thế nào hiệu quả?


Để thuận lợi cho việc điều trị răng sâu có mủ thì người ta sẽ chia ra các cấp độ như sau:


Răng sâu có mủ nhẹ


Nguyên nhân: Do quá trình vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào nướu, chân răng.

Hoặc do mảng bám hình thành trên thân răng rồi lan xuống nướu khiến chân răng bị viêm. Cũng có thể do răng bị gãy vỡ hay do mọc răng khôn cũng chính là nguyên nhân khiến răng sâu có mủ.

Cách điều trị: Khi có những dấu hiệu này bạn nên đến các trung tâm nha khoa để điều trị trước khi bệnh phát triển quá nặng. Việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều.

Tin xem nhiều: bọc răng sứ cho răng khấp khểnh

Có thể giã một ít gừng tươi và hoa cúc rồi trộn 2 loại này với nhau lấy hỗn hợp. Dùng bông gòn thấm vào vùng chân răng có mủ. Thực hiện cách này mỗi ngày sẽ khiến tình trạng sưng đau giảm dần.

Nếu không muốn dùng gừng và hoa cúc thì bạn có thể dùng lá kinh giới đun sôi với vài hạt muối, dùng để súc miệng trong 2 tuần đến khi bệnh giảm sẽ dừng lại.


Răng có mủ trung bình


Nguyên nhân: Nếu như cấp độ 1 mà không được điều trị thì bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn 2.

Cách điều trị: Lúc này cần có chế độ chăm sóc răng miệng thích hợp. Nhưng chỉ vệ sinh thôi không đủ, phải kết hợp với một số loại kháng sinh để làm giảm bớt những cơn đau, sưng nướu. Thông thường trong giai đoạn điều trị răng sâu có mủ bác sĩ sẽ chỉ định những loại kháng sinh cho bệnh nhân.

- Lysozyme: với công dụng diệt khuẩn và chống viêm do vi khuẩn gây ra.

- Carbazochrome: có tác dụng phòng ngừa và gia tăng sự đàn hồi, ngăn chặn hiện tượng tụt lợi.

- Tetracyclin, Pennicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol…là các loại kháng sinh uống hoặc tiêm để chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm sưng đau cơ bản.

Lưu ý rằng những loại thuốc này chỉ được uống khi có chỉ định của bác sĩ.


Răng sâu có mủ nặng


Nguyên nhân: Do không điều trị dứt điểm ở 2 giai đoạn trên.

Cách điều trị: Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn này thì bệnh nhân nên đến ngay trung tâm nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng, phẫu thuật lấy túi mủ, cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh thì trong trường hợp xấu nhất có thể phải tiến hành nhổ đi chiếc răng đó vì đã không còn khả năng bảo tồn.

Bài viết được trích nguồn tại: https://dichvucayghepimplantmini.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top