Răng trẻ bị đốm đen tức là trên răng xuất hiện các chấm màu đen, đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách khắc phục ra sao? cạo vôi răng có tốt không? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vần đề này.



Tập thói quen đánh răng cho trẻ

Nguyên nhân răng sữa bị đốm đen


Do men răng


Răng sữa có nhiều lớp men mỏng tạo thành. Nếu lớp men này không tốt hoặc men răng không phát triển đầy đủ có thể làm răng bé bị xỉn màu hoặc bị đen. Vì thế, khi thấy răng trẻ có những dấu hiệu như những đốm màu đen, không thể bỏ qua nguyên nhân này.


Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách


Trong thời gian mẹ mang thai, nếu thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh tetracycline sẽ khiến răng sữa của trẻ bị đổi màu từ lúc mới sinh ra. Hơn nữa, trẻ dưới 7-8 tuổi uống thuốc kháng sinh nhiều cũng không gây ảnh hưởng tới màu sắc hàm răng của trẻ.


Do vệ sinh răng miệng kém


Các bậc phụ huynh thường hay chủ quan trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho trẻ ở giai đoạn răng sữa. Không chải răng thường xuyên, hay chải răng không đúng cách nhất là sau mỗi bữa ăn sẽ khiến cho vi khuẩn và các mảng bám hình thành trên răng lâu dần khiến răng sữa bị đốm đen.


Thiếu vitamin, canxi và flour


Không những làm răng yếu đi mà thiếu vitamin cùng các khoáng chất, canxi, flour còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nhiều trường hợp răng trẻ mới mọc lên đã bị xỉn màu và đen sẫm do thiếu các dưỡng chất cần thiết. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ các chất có vai trò quan trọng.

Tin nha khoa: răng sứ titan sử dụng được bao lâu


Do chế độ ăn uống không hợp lý


Trẻ em hay thích ăn đồ ngọt và đồ uống có gas. Chính những thực phẩm này sẽ làm răng bị xỉn màu, men răng bị bào mòn và dễ gây sâu răng.


Nên làm gì khi răng sữa bị đốm đen


Răng sữa bị đốm đen có những ảnh hưởng nhất định đến việc ăn nhai cũng như quá trình mọc răng sau này. Răng bị đen dễ vỡ, yếu hoặc có thể mất sớm. Nhưng nếu nhổ răng sữa sớm thì sẽ tạo nên khoảng trống gây khó khăn cho trẻ khi an uống. Thậm chí khiến răng bị xô lệch, sai khớp cắn và làm răng lâu dài sau này mọc không đúng vị trí, làm mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu răng sữa bị đen, xỉn màu thì nên tìm cách khắc phục ngay.


Vệ sinh răng miệng đúng cách


Nguyên nhân chủ yếu khiến răng sữa bị đen là bố mẹ chủ quan trong vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ ở giai đoạn răng sữa. Vì thế ngay từ khi những chiếc răng sữa mọc lên các bậc cha mẹ nên có chế độ chăm sóc răng miệng cho bé thật kỹ. Việc này không chỉ hạn chế tình trạng răng bị đen mà còn phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả.

Những trẻ hay bú đêm nên chuẩn bị một ly nước tráng miệng cho trẻ sau khi bú. Nếu trẻ còn nhỏ không thể tự mình làm sạch răng miệng thì cha mẹ có thể làm thay bằng cách dùng bông gạc hoặc khăn chùi trong khoang miệng và lưỡi cho trẻ sau mỗi bữa ăn.

Khi trẻ lớn hơn thì nên tập dần thói quen đánh răng vào mỗi tối và sáng. Đồng thời lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp nhất khiến trẻ thích thú và chủ động trong việc vệ sinh răng miệng.


Có chế độ ăn uống hợp lý


Để ngăn ngừa tình trạng răng sữa bị đốm đen, cha mẹ nên có chế độ ăn uống bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Ăn nhiều trái cây và rau xanh, bổ sung các chất canxi giúp răng chắc khỏe có trong thịt, cá, trứng. Không ăn nhiều bánh kẹo và uống nước co gas.


Kiểm tra răng miệng thường xuyên


Đưa trẻ tới trung tâm nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng khoảng 6 tháng/lần. Việc làm này làm giảm thiểu hiện tượng răng sữa bị đốm đen và phát hiện kịp thời những bệnh lý khác.

Bài viết được trích nguồn tại: https://dichvucatxuonghammom.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top