Chế độ dinh dưỡng từ lâu luôn được xem là một trong những yếu tố quyết định đến thể trạng cơ thể. Vết thương mau lành hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào điều này. Đối với vết thương do tiểu phẫu nhổ răng khôn gây ra cũng vậy. Vậy chế độ dinh dưỡng ra sao để vừa đảm bảo đủ chất, vừa không làm phương hại đến vết thương hở sau nhổ răng. Cùng tìm hiểu sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì, kiêng ăn gì để vết thương mau lành trong bài viết dưới đây.



Nhổ răng khôn phải kiêng những gì?

Sau khi nhổ răng khôn, lợi và nướu sẽ rất dễ bị tổn thương và chảy máu nếu có lực tác động mạnh. Chính vì vậy, nhổ răng khôn phải kiêng những gì được nhiều người quan tâm. Thông thường, tùy vào cơ địa của mỗi người, vết thương nhổ răng sẽ hồi phục sau 1 đến 2 tuần. Trong quá trình này, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống để tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên kiêng sau khi nhổ răng khôn:

Nhổ răng khôn phải kiêng những gì?

- Không nên ăn những thực phẩm chưa chế biến kĩ, quá cứng hoặc quá dai. Nếu dùng lực mạnh để cắn xé thức ăn thì sẽ tác động đến vết thương, gây đau nhức và chảy máu.

- Không ăn những thực phẩm có độ giòn và nhiều mảnh vụn như bánh quy, đồ chiên rán. Thức ăn hay các mảnh vụn bị kẹt vào lỗ hỏng vừa mới nhổ răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ gây viêm nhiễm.

- Bạn không nên ăn các món ăn cay nóng, chua, thức ăn có nồng độ cồn cao.

- Không uống nước uống có gas, nói không với các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá trong thời gian này.

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Bên cạnh những thực phẩm kiêng ăn thì bạn cũng cần lưu ý đến nhóm thực phẩm cần phải bổ sung sau khi nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền để cơ thể không bị thiếu chất và suy nhược. Bạn có thể ăn các loại cháo kết hợp với các loại thịt, cá được xay nhuyễn nhằm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả, uống nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng.

Trong ngày đầu tiên nhổ răng, bạn không nên khạc nhổ mạnh để tránh làm vết thương chảy máu, gây đau nhức kéo dài.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, không dùng bàn chải đánh mạnh vào vết thương, nên súc miệng với nước muối sinh lý để sát khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Không dùng tăm chọc vào vết thương, điều này sẽ khiến vết thương không những không lành mà còn diễn biến nặng hơn và rất khó hồi phục.

Nếu có dấu hiệu sưng tấy kéo dài, vết thương chảy máu, khó cầm máu, miệng có mùi hôi khó chịu, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và tìm ra giả pháp điều trị.

Bài viết được trích nguồn từ: https://dichvutramrangsuthammy.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top